Mỹ đánh giá đây là "thịt" chay tốt nhất, bổ ngang thịt bò, hải sản, Việt Nam trồng cực nhiều
Ai cũng biết đến lợi ích tuyệt vời mà đậu nành mang lại cho sức khỏe. Nhưng nếu như ăn hàng ngày thì cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào?
Thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, tempeh và miso là những thành phần quan trọng trong nhiều chế độ ăn uống truyền thống của người châu Á. Thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành rất đa dạng, từ dầu ăn đến gia vị, đậu nành nguyên vỏ, đến các sản phẩm thay thế sữa và protein như sữa đậu nành, bột đậu nành, đậu phụ...
Nếu ăn đậu nành mỗi ngày, cơ thế bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Cơ thể nhận được protein chất lượng cao
Protein là một phần thiết yếu của mọi tế bào trong cơ thể, tham gia vào mọi quá trình từ việc xây dựng và phục hồi cơ, da, mô, tóc và móng tay đến việc hỗ trợ và xây dựng hormone và enzyme... Cả đậu nành nguyên vỏ hay các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu đều cung cấp protein chất lượng cao, với 18,4 gam protein cho mỗi khẩu phần 1 cốc (155 gam) đối với đậu nành hạt đã bóc vỏ và 21,8 gam cho mỗi 1/2 cốc đậu phụ cứng sống, theo USDA.
Người lớn cần khoảng 0,8 gram protein mỗi ngày cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nếu bạn nặng 60 kg, cần ăn 1 cốc đậu nành đã bóc vỏ và 1/2 cốc đậu phụ cứng, bạn đã đáp ứng gần bằng nhu cầu protein cơ thể cần mỗi ngày.

Tim khỏe mạnh hơn
Đậu nành có hàm lượng isoflavone cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Cứ mỗi gam protein đậu nành nguyên chất có 3,5 mg isoflavone. Chất isoflavone trong đậu nành là một loại phytoestrogen hoạt động giống như estrogen trong cơ thể nhưng có tác dụng yếu hơn, có khả năng bảo vệ tim mạch.
Estrogen có nguồn gốc từ thực vật này có thể đóng vai trò bổ sung, đặc biệt là trong việc cải thiện các triệu chứng mãn kinh và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư đại tràng, theo một bài đánh giá năm 2022 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm Mỹ.
Hiện nay, chưa có khuyến nghị chính thức nào về lượng isoflavone được hấp thụ. Nhưng một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Menopause cho thấy 79% những người tham gia nghiên cứu thêm 1/2 cốc đậu nành vào salad hoặc súp trong 12 tuần đã giảm đáng kể các cơn bốc hỏa.

Bổ sung sắt
Đậu nành là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, loại sắt trong đậu nành có thể không dễ hấp thụ như sắt trong protein có nguồn gốc động vật trong thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và hải sản
Để giảm thiểu nguy cơ thiếu sắt khi ăn chay hoặc ăn thuần chay, bạn có thể cần ăn nhiều sắt hơn ít nhất 1,8 lần so với những người ăn thịt, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ.
Đậu nành là một loại protein chất lượng nên bổ sung thường xuyên chế độ ăn uống. Áp dụng chế độ ăn thực vật với đậu nành đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch cho các bữa ăn và đồ ăn nhẹ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
Theo Eatewell
Khánh Ngọc